Giải mã lá cờ Đức: Ý nghĩa, lịch sử và những sự thật thú vị ẩn sau quốc kỳ
Không chỉ là biểu tượng của một quốc gia, quốc kỳ còn đại diện cho văn hoá, niềm tự hào và cả những câu chuyện lịch sử hào hùng của quốc gia đó. Lá cờ Đức cũng không là ngoại lệ. Cùng Pan American Travel giải mã tất tần tật về quốc kỳ Đức trong bài viết dưới đây.
Màu sắc và thiết kế lá cờ Đức
Lá cờ Đức gồm 3 màu đen, đỏ, vàng, trải thành 3 sọc ngang. Các sọc ngang có phần diện tích bằng nhau, được xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Vì có 3 màu, quốc kỳ của Đức còn được gọi là “cờ tam tài”.
Ý nghĩa lá cờ Đức
Sự phối hợp của màu đen – đỏ – vàng thể hiện ý nghĩa lịch sử quan trọng của nước Đức. Sự kết hợp của 3 màu đại diện cho chế độ dân chủ cộng hòa được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời, là tính thống nhất và tự do của nước Đức: vừa là độc lập quốc gia, vừa là sự tự do cá nhân của nhân dân Đức.
Trước đó, trong thời kỳ Trung cổ, 3 màu sắc trên quốc kỳ Đức hiện nay đại diện cho sự huy hoàng của tự do. Màu đen tượng trưng cho bóng tối, màu đỏ tượng trưng cho các trận chiến đẫm máu và màu vàng là ánh sáng của sự tự do. Khi kết hợp cả 3 màu, lá cờ mang ý nghĩa “Ra khỏi bóng tối nô lệ nhờ các trận chiến đẫm máu để đến ánh sáng hoàng kim của tự do”.
Lịch sử phát triển của quốc kỳ Đức
Quốc kỳ hiện nay của Đức chính thức được công nhận vào năm 1919, thời Cộng hòa Weimar. Tuy nhiên, trước đó, nước Đức đã nhiều lần thay đổi quốc kỳ. Dưới mỗi chế độ, mỗi thời kỳ, quốc kỳ lại gắn với một ý nghĩa khác nhau.
Thời Trung Cổ
Trong giai đoạn La mã, người Đức cổ đại đã lựa chọn màu đen và vàng để đại diện cho hoàng tộc của mình. Vì vậy, quốc kỳ thời đó được lựa chọn có thiết kế một con đại bàng đen trên nền cờ vàng. Tới thế kỷ 14, lá cờ có thêm màu đỏ ở vuốt và mỏ của đại bàng. Đây cũng được xem là sự bắt nguồn cho việc sử dụng 3 màu sắc đen – đỏ – vàng trên quốc kỳ Đức tới nay.
Chiến tranh Napoleon
Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, người Đức bắt đầu tham gia vào cuộc chiến chống lại Napoleon. Họ không sử dụng một hình ảnh hay thiết kế cờ cố định. Thay vào đó, lực lượng quân đội này đã nhuộm đen trang phục và sử dụng cổ áo đỏ, kết hợp khuy vàng để tạo sự đồng bộ, thống nhất.
Bang liên Đức
Chiến tranh Napoleon kết thúc, các quốc gia còn lại của Đức liên minh lại và lấy tên là Bang liên Đức. Tổ chức này được lãnh đạo bởi Tổng thống Franz I của Áo. Bang liên Đức không có cờ chính thức nhưng các cựu chiến binh đã tự tạo ra một lá cờ riêng dựa trên ba màu đen, đỏ, vàng. Lá cờ được sử dụng trong các phong trào khát vọng của người Đức, thể hiện khát vọng về một nước Đức thống nhất. Tuy nhiên, các phong trào này cũng nhanh chóng bị dẹp bỏ.
Cách mạng và Quốc hội Frankfurt
Sau cách mạng các quốc gia Đức vào những năm 1848, Quốc hội Frankfurt được thành lập và chọn lá cờ tam tài đen – đỏ – vàng là quốc kỳ chính thức của Đức. Tới năm 1850, khi Quốc hội tan rã, Bang liên Đức phục hồi dưới quyền của Áo, lá cờ đã không được tiếp tục sử dụng. Chiến thắng của Phổ trong chiến tranh Áo – Phổ năm 1866 dẫn đến sự thay đổi của quốc kỳ. Quân chủ Phổ quyết định sử dụng cờ tam tài với 3 màu đen – trắng – đỏ làm quốc kỳ. Lá cờ đen – trắng – đỏ này đã tồn tại từ đó cho tới cuối Chiến tranh Thế giới I.
Cộng hòa Weimar (Cộng hoà Đức)
Chiến tranh Thế giới I kết thúc cùng với sự thất bại nặng nề, cộng hòa Weimar (Cộng hoà Đức) đã được thành lập và khôi phục lại quốc kỳ là lá cờ tam tài đen – đỏ – vàng.
Đức Quốc xã
Dưới chế độ Đức Quốc xã của Hitler từ năm 1933, ông đã bỏ đi lá cờ đen – đỏ – vàng và lựa chọn 2 quốc kỳ hợp pháp của Đức là: đế quốc kỳ đen – trắng – đỏ tái lập và đảng kỳ của đảng Quốc xã. Hai lá cờ này còn được gọi là cờ phát xít và thường xuyên xuất hiện trong các cuộc diễn thuyết, meeting của Hitler.
Sau thế chiến thứ hai
Sau Thế chiến II và sự thất bại của Hitler, nước Đức bị chia thành Đông Đức – Tây Đức, mỗi phần dưới sự kiểm soát của các nước Đồng minh. Tại Tây Đức, cờ đen – đỏ – vàng được khôi phục và sử dụng làm quốc kỳ trong suốt thời kỳ này. Trong khi đó Đông Đức dưới sự kiểm soát của Liên Xô cũng sử dụng cờ tam tài đen – đỏ – vàng từ 1949 – 1959. Sau năm 1959, chính phủ đã quyết định sửa đổi quốc kỳ, thêm quốc huy lên nền cờ: biểu tượng bao gồm búa và compa, được bao quanh bởi lúa mạch đen.
Sau khi nước Đức thống nhất
Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 chấm dứt sự chia cắt của Đức. Nước Đức thống nhất và quyết định lựa chọn thiết kế quốc kỳ hiện tại làm lá cờ chính thức cho mình.
5 sự thật thú vị về lá cờ Đức
Sự tương đồng với quốc kỳ Bỉ
Quốc kỳ của Đức và Bỉ có sự tương đồng về màu sắc đen – đỏ – vàng. Điều này cũng khiến cho nhiều người nhầm lẫn khi nhìn vào 2 lá cờ này. Để phân biệt sự khác nhau, quốc kỳ Đức có ba sọc ngang màu đen – đỏ – vàng, trong khi quốc kỳ của Bỉ có ba sọc dọc màu đen – vàng – đỏ.
Có 2 cấp độ sử dụng
Lá cờ Đức được sử dụng ở cả hai cấp độ: lá cờ quốc gia (Bundesflagge) và lá cờ dân sự (Handelsflagge). Sự khác biệt chính của hai loại cờ này là lá cờ quốc gia không có phù hiệu của Đức, cờ dân sự sẽ có phù hiệu in trên cờ.
Cờ Đức từng bị cấm sử dụng trong quá khứ
Sau Thế chiến II, việc sử dụng lá cờ Đức đã bị cấm trong một thời gian tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ bị chiếm đóng do nó được coi là biểu tượng của chủ nghĩa quốc xã.
Lá cờ là đại diện cho sự hợp tác bền chặt trong liên minh
Quốc kỳ của Đức là lá cờ quốc gia, tên gọi trong tiếng Đức là Bundesflagge. Khi giải nghĩa tên gọi, “Bundes” mang nghĩa liên bang, “Flagge” là lá cờ. Tên gọi này đại diện cho sự kết hợp của các bang thành viên, sự hợp tác bền chặt tạo nên một liên minh đoàn kết.
“Cơn bão cờ” diễn ra lần đầu tại World Cup 2006
World Cup 2006 đã đánh dấu cho sự xuất hiện của “cơn bão cờ” lần đầu xuất hiện tại Đức. Các cổ động viên bóng đá Đức đã sử dụng rất nhiều cờ vẫy tay, bao gồm Bundesflagge để cổ vũ cho đội tuyển bên mình trong trận đấu gặp Ecuador. Sự náo nhiệt và “biển cờ” đã tạo ra một khung cảnh vô cùng sôi động, tăng thêm độ nóng cho trận đấu.
Tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn ở Đức cùng Pan American Travel
Không chỉ có những câu chuyện lịch sử thú vị về quốc kỳ hay các công trình kiến trúc lâu đời, Đức còn thu hút hàng triệu trái tim yêu du lịch tới thăm hàng năm nhờ vào cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đời sống văn hóa tinh tế và đặc sắc. Để tận hưởng trọn vẹn hành trình khám phá nước Đức kỳ thú, quý vị có thể lựa chọn các tour du lịch tại các đơn vị uy tín. Với lộ trình tour khoa học, chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn 4-5*, hành trình 9 ngày 8 đêm qua 5 quốc gia Châu Âu nói chung và Đức nói riêng của Pan American Travel chắc chắn sẽ đem lại cho quý vị những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Liên hệ Pan American Travel để được tư vấn chi tiết!