Văn minh của Ai Cập đều bắt đầu từ dòng sông Nile. Đối với người Ai Cập cổ đại, sông Nile không chỉ là nguồn sống mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng và sức mạnh, thường có mối liên kết với những vị Pharaoh. Con sông huyền thoại gắn liền với những câu chuyện lịch sử kỳ bí. Cùng Pan American Travel tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Sự sống của Ai Cập bắt đầu từ sông Nile

Trong cuốn “The Nile” của Lisa Saladino Haney, ông đã viết “Nếu không có sông Nile sẽ không có Ai Cập”. Điều này đủ để biết được dòng sông này quan trọng trong đời sống và ảnh hưởng sâu sắc đến người Ai Cập nói riêng và nền văn minh Ai Cập nói chung. 

Sông Nile bắt nguồn từ trung tâm của châu Phi sau đó chảy ngược về phía bắc Ai Cập. Dòng chảy bất tận này nối nguồn từ hồ Victoria kéo dài 6.600 km và giúp nó trở thành một trong những con sông dài nhất thế giới. 

Sông Nile tại Ai Cập 
Sông Nile tại Ai Cập

Trong nhiều thiên niên kỷ, phần lớn lương thực thực phẩm của Ai Cập đều được tưới tiêu và sống nhờ sông Nile. Vùng đồng bằng sông Nile cũng là nơi lý tưởng để trồng giấy cói, một nguyên liệu quan trọng thành văn tự. 

Ngoài việc phục vụ nông nghiệp thì sông Nile cũng được phục vụ như một tuyến đường giao thông huyết mạch. Từ thời Cổ vương quốc (khoảng 2686 đến 2181 trước Công nguyên), người ta đã ghi lại được những chuyến tàu vận chuyển gia súc, rau và gỗ được chở bằng thuyền trên sông Nile. 

Đọc thêm:  Chichen Itza: Công trình bí ẩn của đế chế Maya cổ đại
Sông Nile trong nông nghiệp Ai Cập
Sông Nile trong nông nghiệp Ai Cập

Giữa một vùng sa mạc rộng lớn thì sông Nile như một dải ruy băng xanh uốn lượn, tô điểm. Trong 100 triệu người Ai Cập sống dọc theo bờ sông Nile thì hầu hết họ đều lưu truyền truyền thông sống trên vùng đất màu mỡ này. 

Các hoạt động canh tác đều bắt nguồn từ sông Nile 
Các hoạt động canh tác đều bắt nguồn từ sông Nile

Sông Nile và Pharaoh trong dòng chảy lịch sử

Sông Nile không chỉ là nguồn sống vật chất mà còn mang theo nền văn hóa tâm linh sâu sắc. Pharaoh, những vị vua thần thánh của Ai Cập cổ đại cũng có những sự liên kết giữa đặc biệt với sông Nile. 

Vì là một dòng chảy lớn nên hằng năm sông Nile sẽ có những trận lũ lụt lịch sử. Chính điều này cũng đã củng cổ cho người Ai Cập cổ đại về niềm tin với các vị thần. Từ đó, xã hội đã bắt đầu phần tầng. Đứng đầu là các vị thần Ra và Osiris, người có thể kiểm soát vũ trụ. Người ta tin rằng nếu làm hài lòng các vị thần này, họ sẽ được bảo vệ và con sông Nile sẽ hiền hoà, mùa màng sẽ bội thu. 

Phân tầng giai cấp
Phân tầng giai cấp

Các vị Pharaoh cũng được coi là những vị thần trong dạng phàm trần. Các vị vua sẽ cai quản và hiến tế hàng năm với các vị thần ở cõi vĩnh hằng. Nó được tôn thờ bởi nhiều tên biểu tượng khác nhau như Memphis, Hapi,…

Dọc theo dòng sông này, chúng ta có thể tìm thấy các đền đài và những công trình quan trọng đều có ở dọc theo bờ sông Nile. Thành phố Luxor chính là một thành phố điển hình về số lượng tàn tích khổng lồ còn sót lại của Ai Cập cổ đại. 

Đọc thêm:  Bản đồ Châu Phi: Châu Phi ở đâu? Có bao nhiêu quốc gia Châu Phi?

Dọc theo sông Nile khám phá Ai Cập 

1. Đại Kim Tự Tháp Giza

Quần thể lăng mộ hoành tráng này là một trong những kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn sót lại. Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh bộ ba Kim tự tháp này. Mặc dù vậy thì đây vẫn là một điểm đến tuyệt vời để khám phá trong hành trình dọc du thuyền sông Nile.

Đại Kim tự tháp Giza 
Đại Kim tự tháp Giza

2. Đền Abu Simbel 

Hai ngôi đền của vị vua Ramses II và người vợ Nefertari của ông cũng là một những công trình tiêu biểu nằm bên bờ sông Nile. Ngôi đền này đã trải qua một cuộc giải cứu di sản đặc biệt. Trong nỗ lực bảo vệ khỏi hệ quả việc xây đập Aswan, ngôi đền này được di chuyển gần như toàn bộ nguyên khối. 

Đền Abu Simbel
Đền Abu Simbel

Ngoài ra, điểm thực sự đặc biệt ở đền Abu Simbel lại nằm ở thiết kế tinh tế chuẩn đến từng chi tiết. Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng sao cho các tia nắng chỉ chiếu sáng vào ngôi mộ trong duy nhất hai năm trong năm. Đó là vào ngày ông đăng quang và ngày sinh nhật vị Pharaoh đáng kính. 

3. Thung lũng các vị vua 

Nơi yên nghỉ, thung lũng vĩnh hằng của các vị vua nằm tại thành phố Luxor. Trong hệ thống các lăng mộ của các vị Pharaoh đã cung cấp cho các nhà khảo cổ học các tri thức quan trọng về hiểu biết các vị vua. Những bức phù điêu chi tiết đẹp mê hồn cùng những câu chuyện được kể lại sẽ hấp dẫn bất cứ khách du lịch nào. 

Đọc thêm:  Du lịch Serengeti: 4 trải nghiệm hấp dẫn không thể bỏ lỡ tại công viên quốc gia lớn nhất Tanzania
Thung lũng các vị vua Ai Cập
Thung lũng các vị vua Ai Cập

4. Đền Dendera 

Quần thể ngôi đền này nằm tại phía Tây của sông Nile. Đây là quần thể đền còn được bảo tồn tốt nhất hiện nay. Tại đây có chứa ngôi đền tuyệt đẹp của nữ thần Hathor, vị thần của tình yêu, hơn nữa là bức phù điêu của Cleopatra và Caesarion.  

Đền thờ của nữ thần phương tây
Đền thờ của nữ thần phương tây

5. Đền Karnak 

Khu phức hợp đền thờ Karnak là ngôi đền Ai Cập cổ đại ấn tượng nhất, đẹp nhất và lớn nhất – chỉ đứng sau Angkor Wat của Campuchia về quy mô. Ở đây có một hội trường Hypostyle đầy cảm hứng – 134 cột khổng lồ của nó cao 80ft và được trang trí bằng chữ tượng hình phức tạp. Theo ước tính các cột này trải dài cao 97ft, nặng hơn 300 tấn và đã thống trị địa điểm này trong gần 3.500 năm.

Đền Karnak
Đền Karnak
Travel Blogger
Bài đã đăng: 68

Cleo Mai Nguyen là một nhà sáng tạo nội dung và một travel blogger trong 5 năm liên tục. Hiện tại chị đang làm toàn thời gian với ngành du lịch và làm cố vấn nội dung cho các trang fanpage du lịch trên nền tảng Facebook.