Câu chuyện đằng sau cầu Brooklyn, biểu tượng nước Mỹ
Cầu Brooklyn là một trong những cây cầu treo lâu đời và nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, nối liền quận Manhattan và Brooklyn ở Thành phố New York qua sông East. Được thiết kế bởi John A. Roebling vào năm 1883 cầu Brooklyn ngay lập tức trở thành một sự đổi mới của sự sáng tạo kỹ thuật và thiết kế đô thị thời bấy giờ. Cùng Pan American Travel tìm hiểu về cây cầu biểu tượng nước Mỹ này.
Chứng nhân lịch sử của New York
Cha đẻ của cây cầu, ông John A. Roebling, một kỹ sư dân dụng và chuyên gia về cầu treo ở Mỹ. Ban đầu đề xuất ý tưởng xây dựng cầu Brooklyn vào năm 1855 nhưng phải mất nhiều năm để bắt đầu dự án.
Trong quá trình xây dựng, Roebling qua đời do biến chứng từ một tai nạn, và con trai ông, Washington Roebling, tiếp tục công việc nhưng sau đó phải từ chức do vấn đề sức khỏe. Và cuối cùng, người hoàn thành dự án còn dang dở là Emily Warren Roebling, vợ của Roebling. Bà đã trở thành người quản lý cho của dự án, giám sát việc hoàn thành cầu.
Cầu Brooklyn có tổng chiều dài là 1,595 feet (486 m) và được biết đến với thiết kế độc đáo bao gồm các dây cáp lớn được giữ bởi hai trụ cầu mạnh mẽ. Khi được hoàn thành, nó là cầu treo dài nhất thế giới.
Cây cầu này đã được xây dựng hàng thế kỷ và đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của thành phố New York. Cây cầu treo này đã góp phần vào việc thúc đẩy và củng cố nền kinh tế của New York và mở ra kỷ nguyên mới về xây dựng trên toàn thế giới.
Những câu Chuyện Đằng Sau
1. Ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng cầu
Trường hợp tử vong đầu tiên chính là cha đẻ của Brooklyn, John A. Roebling 1869 trước khi cây cầu được bắt đầu xây dựng. Nguyên nhân của sự kiện này là một tai nạn xảy ra giữa những cọc gỗ và một con tàu đã làm cho ngón chân của ông đứt lìa. Từ đó, ông mắc phải virus uốn ván và qua đời.
Sau đó, trong quá trình xây cầu, nhiều người công nhân đã gặp tai nạn do rơi từ độ cao 176 mét hoặc bị một chứng bệnh là “caisson”. Loại bệnh này hay còn được gọi là hoại tử chỏm xương đùi.
2. Một lễ kỷ niệm lớn khi khánh thành cây cầu
Tờ The New York Times đã mô tả sự kiện này là “ngày dã tiệc vĩ đại nhất trong lịch sử”. Pháo hoa đã kéo dài trong hàng giờ đồng hồ, tiệc chiêu đãi cùng một số bài phát biểu đã được diễn ra.
Ngay trước đêm mở cửa, cây cầu đã mở cửa cho hơn 150.000 người đi lại trong vòng 24h. Đây thực sự là một sự kiện lịch sử ở New York.
3. Người ta đã từng thu phí khi đi cầu Brooklyn
Khi cầu Brooklyn lần đầu tiên mở cửa, người dân sẽ sẽ phải trả 5 cents cho phí đường bộ. Đi xe ngựa hoặc xe đạp xe là 10 cents. Các loại xe kéo từ nông trại vận chuyển hàng hoá sẽ phải trả từ 5 đến 10 cents.
Tuy nhiên, việc trả phí để đi qua một cây cầu đã phải chịu một áp lực không nhỏ từ phía cộng đồng người dân. Năm 1911, thị trưởng đã hỗ trợ người dân và đồng thời bãi bỏ việc thu phí trên cây cầu.
4. Có chim ưng Peregrine làm tổ
Chim ưng Peregrine là loài động vật có tốc độ nhanh nhất được ghi nhận rơi vào khoảng 200km/h. Chúng đã biến mất khỏi miền đông Hoa Kỳ do ngộ độc DDT.
Một điều đáng ngạc nhiên là những con chim sớm bắt đầu phát triển mạnh ở thành phố New York. Nơi chúng làm tổ là trên những cây cầu, gác chuông nhà thờ và những tòa nhà chọc trời. Ngày nay, khoảng 16 cặp peregrines sống ở Big Apple, và Cầu Brooklyn đã trở thành một trong những địa điểm làm tổ thường xuyên của chúng.
5. Thử thách của những người ưa mạo hiểm
Năm 1884, một nghệ sĩ xiếc tên Barnum đã đưa 21 con cá voi qua cây cầu. Sau đó, nhiều năm sau đã có nhiều rất nhiều người nhảy từ cây cầu xuống, có số người sống sót và có người đã bỏ mạng.
Ngoài ra, cầu còn là bối cảnh của nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood trong đó các cảnh kinh điển của bộ phim siêu anh hùng như Marvel.
Đến thăm cầu Brooklyn cùng Pan American Travel
Cây cầu nối liền hai thành phố New York và Manhattan, Brooklyn là điểm đến và Quý vị không thể bỏ lỡ khi đến Mỹ. Hoàng hôn và bình minh chính là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của cây cầu.
Cầu Brooklyn không chỉ là một kỳ quan kỹ thuật mà còn là một biểu tượng của nghị lực và đổi mới, mang lại cảm hứng cho các thế hệ kỹ sư và kiến trúc sư trên khắp thế giới.